Đặc trưng Cụm_sao_Nhân_Mã

M22 là một cụm sao cầu gần với Trái Đất ở khoảng cách 10.600 năm ánh sáng. Nó trải rộng 32' trên bầu trời tương ứng với đường kính 99 ± 9 năm ánh sáng. Người ta đã phát hiện 32 sao biến quang nằm trong M22. Khi nhìn từ Trái Đất, nó nằm phía trước chỗ phình thiên hà nên M22 rất hữu ích cho hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn đối với các ngôi sao trong chỗ phình thiên hà.[5]

Mặc dù khá gần chúng ta, ánh sáng của cụm sao chứa các ngôi sao già này bị giới hạn bởi sự tiêu tán bụi, và nó có cấp sao biểu kiến là 5,5 khiến nó trở thành cụm sao cầu sáng nhất nhìn thấy từ các vĩ độ trung ở bán cầu Bắc (ví dụ châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc...).[9] Tuy nhiên, do xích vĩ thuộc bán cầu Nam, M22 không bao giờ lên cao trên bầu trời và ít nhìn thấy hơn các cụm sao cầu M13M5 vào bầu trời mùa hè.

Tinh vân hành tinh

M22 là một trong bốn cụm sao cầu (ngoài ra gồm M15, NGC 6441Palomar 6) được biết tới có chứa một tinh vân hành tinh. Tinh vân hành tinh này được Fred Gillett và cộng sự phát hiện ra nhờ vệ tinh quan sát IRAS vào năm 1986 với tên gọi (IRAS 18333-2357)[10]và sau đó Gillett và cộng sự xác nhận nó là một tinh vân hành tinh vào năm 1989.[11]Ngôi sao ở trung tâm của tinh vân là một sao xanh. Tinh vân này (được định danh là GJJC1) được các nhà thiên văn ước lượng có tuổi khoảng ~6.000 năm.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cụm_sao_Nhân_Mã http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://simbad.u-strasbg.fr/Simbad http://venus.mporzio.astro.it/~marco/gc/cluster_4.... http://sait.oat.ts.astro.it/MSAIt750204/PDF/2004Mm...